CHỈ
LÀ CHIẾC LÁ VÀNG RƠI
Viết
thay một nén hương lòng của đứa con xa xứ, của một phiên bản khác trong nhà,
khác cả lòng tưởng niệm đến cha yêu )
***********************
Ông
Mẫn bỏ vợ ở lại Mỹ để chăm cháu, một mình ông về chăm ba mẹ mình. Cả hai cụ đã
hơn chín mươi tuổi rồi. Ông nói lần này ông về trả hiếu vài tháng, sau này ba mẹ
có mất, ông không chắc sẽ về. Ông chỉ chăm người sống. Ông không chăm người chết.
Có
người nói ông dị hợm. Nhớ khi còn ở Việt nam, ông bỏ ra rất nhiều thời gian và
công sức để chăm sóc một quỹ từ thiện do các Mạnh Thường Quân trong trường đóng
góp để hổ trợ cho các thầy cô lớn tuổi gặp khó khăn. Các bạn góp tiền chắc
không thể hình dung ra hết cái khó của người điều hành quỹ tiền chung. Ông phải
đi nhận tiền lắc nhắc lẻ mẻ hai chục, năm chục, cũng có khi được vài trăm đô từ
các nơi gửi về ở nhiều nơi khác nhau để nạp vào ngân hàng. Rồi để bảo đảm tính
trong sáng của quỹ, mỗi tháng ông phải bỏ ra cả buổi để tổng kết cả những con số
lẻ nhất. Ở cơ quan ông có kế toán, thủ quỷ làm việc này, ở nhà ông phải tự làm
lấy. Rồi hằng tháng ông phải mang tiền đến tận nhà các Thầy cô ở rải rác khắp
nơi trong thành phố. Nghe thì dễ nhưng làm thì không đơn giản. Các Thầy Cô già
cô đơn, người nào cũng có nhu cầu chia sẻ những kỷ niệm xưa và nói chuyện già cả
ốm yếu bệnh hoạn hôm nay. Có những ông Thầy bà Cô cần tâm tình đến vài tiếng đồng
hồ. Ông cứ nghe mãi những tiếng thở dài, tiếng chắc lưỡi than thân đến não cả
lòng. Mà ông có rảnh rang gì đâu. Ông vẫn phải đi làm, lại làm cho công ty nước
ngoài với rất nhiều áp lực, cuối cùng ông chọn giải pháp gửi tiền qua bưu điện.
Các
Thầy Cô già rất quí người học trò cũ tốt bụng, ít nói, biết lắng nghe. Gia đình
của các Thầy Cô còn quý ông hơn. Thế nên khi các Thầy cô trở bệnh nặng phải vào
viện là họ réo ông than khóc. Những lần đầu ông có lên tiếng để tìm người hổ trợ
thêm nhưng càng về sau ông thấy chuyện hô hào đó quá phiền. “ Phiền” người khác
là cái từ ông tối kỵ . Thế nên sau này khi các Thầy Cô đến “cận ngày” thì ông cứ
lẳng lặng nhìn họ đi như nhìn những chiếc lá vàng rơi. Nó cũng là một chuyện tự
nhiên sẽ đến thôi mà. Có khi ông thầm mừng cho những chiếc lá úa tàn được lìa
cành để về với cát bụi, để một ngày nào đó cát bụi trở lại nhân gian với một
hình hài nõn nà hơn.
Tận
tuỵ là thế nhưng khi các Thầy Cô qua đời ông biến mất, không đến dự đám tang, mặc
ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Nay
ông lão dưới bảy mươi tuổi về chăm ông bà già dưới một trăm tuổi. Cha mẹ ông
không còn biết mình là ai. Họ cũng không biết mình có đang mặc áo quần hay
không. Ăn uống ỉa đái gì cũng phụ thuộc vào người làm. Các em ông rất nuông chiều
người ăn kẻ ở. Tụi nó trả tiền cho họ hậu hỉ, nói năng với họ chừng mực lễ phép
để giữ được họ ở lại chăm sóc cho cha mẹ mình . Họ có thể hào phóng bỏ tiền ra
để mua sự chăm sóc cho cha mẹ nhưng họ không đủ hiếu thảo để bỏ công ăn việc
làm mà ở nhà cơm dâng nước hầu, tắm táp thay tả đổ bô . Làm thế họ sẽ không có
tiền để làm gì cả. Các em ông đã góp tiền lại để nuôi đến bốn người làm thay
nhau lo cho ông bà già. Ai cũng khen họ chu đáo, ông bà già có phước.
Mấy người làm quanh năm quanh quẩn với hai ông bà lão tính khí nóng lạnh thất thường họ cũng ngán. Có khi hai cụ hiền lành, ngoan ngoãn cho họ chăm sóc. Có khi họ nổi cơn hung hăng đánh cả người chăm sóc. Họ nói thà chăm sóc con nít ít tiền hơn mà vui, thấy tụi nó lớn lên từng ngày mà sướng, còn chăm người già thì chỉ thấy họ mỗi ngày mỗi tệ hơn. Đã vậy, họ lại phải đối diện với bao con mắt dòm ngó của những người thân, giống như họ có nhiều ông bà chủ vậy. Chưa kể những người đến thăm viếng , ai cũng sẵn sàng dạy dỗ họ hay chủ họ cách chăm sóc cha mẹ sao cho tốt hơn. Họ tự hỏi mấy người này có thực sự hiếu thảo chu đáo như lời họ dạy không; hay chỉ muốn làm thầy. Mấy người giúp việc không thích được hay bị góp ý nhiều dù họ được bồi dưỡng thêm tiền.
Để yên tâm, các con ông lắp camera để tiện theo dõi cha mẹ ở nhà. Dù vậy người đến thăm vẫn thấy có khi ông bà già mặc quần ướt nước đái hay bốc mùi phân thúi
Ở xa về nhìn cha mẹ không được tinh tươm ông sót. Người giúp việc không cả nể ông lắm vì họ biết ông đến rồi đi. Ông góp ý họ bực mình doạ bỏ việc. Ông bồi dưỡng họ vẫn làm nư. Các em ông cần người giúp việc hơn cần ông anh từ nơi xa xôi về đây tạm giúp họ bây giờ để khó khăn lại cho họ sau này. Thế là anh em xích mích nhau . Họ nói tiền của ông có gửi về bao nhiêu cũng không giữ được cha mẹ sống sạch như ý ông. Lần này ông quyết đích thân về cơm dâng,nước hầu, thuốc thang tắm rửa cho cả cha lẫn mẹ suốt ba tháng để sau này cha mẹ có ra sao thì ông cũng không hối tiếc.
Chăm
người già lú lẫn cũng có nhiều chuyện để kể. Có hôm mẹ ông chỉ chồng mình, khều
ông bảo :” Chú ơi chú báo cảnh sát bắt cái ông già đó dùm tui, sao ông đó cứ
theo tui hoài”
Ông
cười bảo : “ Cái ông đó là chồng của má mà má nhận không ra hả?”
-
Chú nói sao kỳ vậy. Chồng tui trẻ măng, đẹp trai lắm. Còn cái ông này già ngắt,
xấu quắc làm sao là chồng tui được. Chắc chú điên rồi”
Ba
ông cũng không kém. Ông hỏi : “ Chú là ai mà ở trong phòng tui hoài vậy”
-
Con là Mẫn nè. Con là con của ba mà.
-
Chú nói gì kỳ vậy. Tui còn trẻ măng, chưa có vợ mà con cái gì.
Có một
năm tết đến, con cháu về đông đủ để thăm ông bà. Thấy nhà đông người quá ông sợ,
ông nghĩ đó là những người đến hôi của nhà ông năm Mậu thân, thế là ông lấy cây
đánh đuổi chúng, còn bà thì khóc hu hu bám lấy người giúp việc kêu lên : “ Cô ơi
cho tui về nhà, sao tự nhiên đem tui ra chợ đông quá vậy nè.”
Con cháu phải đưa bà lên xe chạy một vòng để ở nhà lũ nhỏ
ở nhà giải tán. Vậy là mấy đứa nhỏ có cớ để đến thăm ông bà mà có đứa sợ vì nét
nhăn nheo ngờ nghệch.
Ông
về đây với cha mẹ nhưng cha mẹ không nhận ra ông. Duy nhất có lần ba ông tỉnh lại
và nhận ra đứa con trai đầu thân thiết nhất. Ông gọi con trai đến gần vừa khóc
vừa nói:
- Mẫn,
con là đứa hiểu ba nhất nhà. Con biết ba là một người muốn sống có nhân phẩm,
sao con nỡ để ba sống thế này?
- Dạ..tụi
con còn điều gì chưa chu đáo với ba thì con xin ba dạy cho.
- Ba
không nói tới điều đó. Ba nhìn phòng ốc sạch sẽ, nệm ra trắng muốt là ba biết
các con có lòng, muốn cố “kéo lê” cuộc sống vô vị của ba mẹ. Đó là một điều tàn
nhẫn con biết không?
- Dạ
nhưng tụi con không thể làm khác được?
- Tụi
con có thể làm khác được nếu tụi con vì ba mẹ chứ không phải vì bản thân mình.
Tụi con muốn được cái tiếng hiếu thảo mà không quan tâm tới chuyện ba mẹ sống
ra sao, có còn là con người không hay chỉ là một đống thịt được giữ cho đừng thối
rửa.
- Vậy
ba dạy tụi con phải làm sao?
- Từ
đây trở đi ba xin con đừng có dây nhợ gắn đầy người của ba mẹ nữa. Xin các con
đừng có một chút là đưa vô bệnh viện nằm phòng đặc biệt này nọ. Xin các con
thôi nội soi, thôi MRI…..Ba mẹ giờ như chiếc lá đã úa vàng, hãy để cho nó nhẹ
nhàng lìa cành mà về với cát bụi
-
Nhưng ông bà ta dạy “ còn nước còn tát”. Khi ba mẹ còn sống thì tụi con còn phải
tận lực mà giành giựt sự sống của ba mẹ mình với tử thần. Chết thì dễ, muốn sống
mới khó
-
Tôi thất vọng thấy anh cũng giống như những đứa khác, chỉ bám lấy cái sống dù
hèn, chỉ bám lấy cái hiếu sách vở, nỡ để cho chúng tôi sống người không ra người.
Sau
lần đó ba ông không còn tỉnh táo lần nào nữa. Ông không phân biệt được ngày hay
đêm dù con cháu nói đi nói lại là “ Khi nào ba thấy trời sáng thì là ngày, khi
nào ba thấy trời tối có đèn là đêm”. Điệp khúc này được lặp đi lặp lại nhiều lần
nhưng ông già cũng cứ hỏi : “ Bây giờ là đêm hay ngày vậy cô ( chú?)?.
Hôm
nay bên này nhìn vào điện thoại có kết nối với camera theo dõi ở phòng ông bà
già, ông thấy những người mạc áo trắng đến nhà đưa ba ông vào bệnh viện cấp cứu.
Ông nhớ tới lời thổn thức của ông cụ. Ông ước chi lúc đó ông thu âm được những
lời tâm nguyện của ông già mà gửi về nhắc nhở các em. Mà nói thì dễ, rủi khi ba
mẹ ông khó thở thì phải cấp cứu thôi .Làm sao các con lại có thể đành lòng nhìn
ông bà già hước hước thở mà chịu được chứ, làm sao có thể để bà già té gãy khớp
háng mà không đưa vào bệnh viện. Đưa vào thì bà phải bị mổ xẻ đớn đau. Thuốc mê
vào thì bà mất trí đâm ra ngơ ngác. Ông nghĩ làm con vô tình thì dễ, làm con hiếu
thảo thì khó. Hiếu thảo có trăm đường. Cái hiếu của đứa con chưa chắc là cái mà
cha mẹ muốn nhận.
Ông nhớ tới bà má vợ của mình mà bái phục. Hai ông bà già ngày ngày quấn quít nhau như đôi tình nhân trẻ nhưng khi ông bỏ ăn, các con nóng ruột đưa vào viện thì bà dứt khoát bảo : “ Tụi bây muốn đưa ba vô bệnh viện thì đưa nhưng dứt khoát không nội soi, không MRI, không mổ xẻ, chỉ trị triệu chứng thôi.Thấy không xong thì cho ông về nhà.”
Bà già không sợ thiên hạ nói gì nghĩ gì. Bà làm theo tâm nguyện của ông là để ông được ra đi nhẹ nhàng khi bản thân thấy sống không khoẻ không vui nữa, khi con cháu đã bắt đầu ngán ngại mình. Thậm chí bà còn tiếc là ông đã không đi từ ba năm trước khi bệnh trở nặng tưởng chừng phải đến lúc lo hậu sự. Lúc đó tất cả con cái, dâu rể gì cũng còn quí trọng ông lắm, các cháu luôn đem ra ông ra làm hình mẫu để tả về một ông nội/ ngoại kính yêu. Không như những năm cuối đời, ông trở thành một ông già hung hăng, trở chứng như ma nhập, luôn bắt khó cháu con. Bà kể lại là cứ sau một lần vô máu là một lần ông đổi tính, có khi hiền như một thầy tu, có khi cư xử nói năng sằng bậy như một người vô học. Rồi ông bị lảng một bên tai và khi đứa cháu nội gái mà ông cưng như vàng như ngọc đến thăm, nó thưa :” Thưa ông nội con mới tới:’ Nếu ông không nghe thì ông bảo nó gặp ông nội mà không chào hỏi, ông bắt nó ngồi lại nghe ông dạy bảo đến cả giờ. Lần sau nó thưa thật to cho ông nghe thì ông bảo nó quát ông vô phép, thế là nó biến luôn, không đến nữa.
Mỗi
lần con cháu đến thăm với một lọ thuốc bổ thì ông đọc từng chữ từ chữ đầu đến
chữ cuối ở ngoài hộp lẫn trong toa thuốc. Đọc xong ông buộc người biếu quà phải
chở ông tới cơ sở sản xuất để kiểm tra, để bảo đảm là không phải thuốc của lang
băm. Các cơ sở thường nằm ở các huyện ngoại thành, đi về phải mất hơn nửa ngày.
Lại
có lần các con đưa ông đi một bác sĩ danh tiếng để khám chữa bệnh gan. Ông là
trường hợp ung thư gan giai đoạn cuối mà sống được tới hơn ba năm. Muốn ông
không phải chờ đợi các con phải tốn tiền để lấy số đầu. Vị bác sĩ có nhiều bệnh
nhân nên thời gian khám chữa được tính từng phút.Thế mà khi được vào phòng
khám, ông làm khó bác sĩ, ông đòi xem bằng cấp, giấy phép hành nghề. Ông còn bắt
bác sĩ viết giấy cam đoan sẽ chữa ông khỏi bệnh già trong một thời hạn nhất định
nào đó. Bác sĩ bèn thẳng thắn : “ Dạ anh chị đưa ông cụ về tìm bác sĩ khác, ở
đây tôi không đủ khả năng”
Đi
thầy đông y thì ông cũng có những yêu cầu tương tự.Từ từ các con đều có cớ để
tránh xa ông ra. Chúng nó bận quá, nào việc cơ quan, việc đưa đón con cái học
hành…..vân và vân
Rồi
chính tay bà già đã rút hết ống thở, hết ống dinh đưỡng để cho ông đi… Con cái
có đứa bất mãn, có đứa nhẹ nhõm. Những đứa ít trực tiếp chăm ông là những đứa
phê phán bà nhiều nhất. Đám ma ông, không ai thấy bà khóc nhưng qua một đêm thì
ai cũng thấy mí mắt bà bị sưng.
Ông Mẫn bần thần. Ba ông lại có chuyện vào viện. Ông gọi điện về để nhắc lại lời cha dặn lúc tỉnh táo. Các em ông bảo: “ Anh có giỏi thì về đây mà quyết. Đành là ông cụ muốn đi nhưng bọn này không thể nhìn ông chết mà không cố níu kéo.”
Ông
hiểu các em mình không thể làm theo lời cha dặn, làm như vậy là trái với lương
tâm của một người làm con, là bất hiếu với cái nhìn của xã hội mà chúng không
dám bỏ qua. Phải chi ba ông ở bên Mỹ này thì ông cụ đã có thể viết ước nguyện của
mình trên giấy. Ông nén tiếng thở dài và tự hỏi nếu ba ông mất, ông có thể ở lại
ngậm nỗi đau mất cha bên này đại dương mà không bay về nhìn mặt cha lần cuối
như đã từng nói hay không. Có rất nhiều cái nói thì rất dễ, làm lại rất khó. Và
có một nỗi niềm riêng mà ông chưa dám thố lộ với ai đó là ông có một nỗi sợ đến
kinh hoàng đối với những người sắp lâm chung. Sợ nhất là lúc lịm hay hạ huyệt.
Ông nhớ hồi trẻ ông có một người bạn rất thân. Anh bạn của ông bị ung thư. Lúc
lâm chung, gia đình người bạn này có gọi ông đến. Ông đã đến và đã không vào
nhìn mặt bạn mình. Ông đã không vượt qua chính mình để bước qua ngạch cửa nhìn
mặt người bạn chí thân lần cuối trong đời.
Lần này thì ba ông mất thật. Mất sau vài ngày vật vả với bao dây nhợ trợ thở quanh ông. Thôi thì ba ráng chịu khổ vài ngày để các con khỏi mang tiếng với đời. Con xin lỗi đã không thể làm theo tâm nguyện của ba.
Các
em gọi báo tin và hỏi: “ Anh có về ngay không thì tụi em chờ”.
-
Không, không đừng chờ anh. Anh sẽ về nhưng các em không phải chờ anh.
Và ông đã về đến nhà buổi chiều sau khi ba ông đã nằm yên dưới huyệt lạnh vào buổi sáng. Để rồi hôm sau, trời chưa sáng tỏ ông đã đón xe lên thăm mộ ba. Buổi sáng một mình trong nghĩa trang vắng. Ông nhìn di ảnh của ba, ba ông cũng đang nhìn lại ông. Ông không thắp nhang mà chỉ thì thầm nói với người trong ảnh: “ Cuối cùng thì ba cũng ra đi. Ba sẽ không còn bực bội vì dây nhợ gắn đầy người phải không ba? Ba cũng không còn xấu hổ mỗi khỉ tỉnh dậy thấy mình sống không “đường hoàng sạch sẽ” nữa phải không ba? Con không về dự tang ba vì chuyện mất ba là một chuyện rất riêng của gia đình mà con không thích chia sẻ với những người đến vì những quy ước xã hội. Ba đã dặn đừng báo tang để khỏi làm phiền người ở xa, để người ta có cái cớ khỏi đến dự tang mà tốn kém, mà mất công mất việc. Ba đã dặn là cứ chấp điếu để ngay một em bán vé số, một chị bán hàng rong mà ba hay giúp đỡ vẫn có thể cúng năm ngàn, mười ngàn cho yên lòng họ rồi lấy tiền đó làm từ thiện lần cuối cho ba. Nhưng con biết các em của con, các đứa con thành đạt của ba thích đếm những lẳng hoa có giá hơn triệu bạc để thấy đám ma của ba mình là hoành tráng. Hình như các em con cần một chút hào nhoáng trong tang lễ của cha mình. Con giống ba, con không muốn những hình thức hời hợt đó nên con đã không về, để tránh bất đồng ý kiến trong ngày tang chế. Nhiều người đã nói con bất hiếu nhưng con tin ba con mình hiểu nhau. Con biết ba muốn một cái hiếu kiểu khác, một kiểu hiếu mà xã hội sẽ gọi là bất hiếu.
Ông
ngồi đó thì thầm với người đã mất nhưng không khuất trong lòng ông.
Gần
đó, trong tầm mắt của ông là một bụi tre rất to đã bị đốn trụi gốc nhưng dưới gốc
tre khô già đó có rất nhiều mầm non đang nhú lên xanh tươi. Ông nhìn thấy trước
một lùm tre đầy sức sống khác sẽ thế chỗ cho bụi tre già.
Bụi
tre già không chết, nó sống qua hình hài của bụi tre xanh.
Ba
ông không mất, ba ông chỉ khuất bóng. Ông già vẫn còn đó trong hình hài của
cháu con hay lãng bãng trong gió, cát, bụi quanh ông.
Nắng
đã lên. Nghĩa trang có bắt đầu có bóng người. Ông nhìn lại di ảnh của ba và
nhìn lại bụi tre xanh đang hứng nắng hứng gió mà vươn lên. Nhẹ nhàng, ông cất
bước rời nghĩa trang.
Có
những cây cổ thụ trên đường ông đi, có những chiếc lá vàng đang nhẹ nhàng rơi
xuống để thay thế bằng những mầm non.
June
06, 2017
Văn
Mỹ Lan
No comments:
Post a Comment