ĐƯỢC VÀ MẤT
Hơn
hai mươi năm tôi mới trở lại trường xưa. Đang ngơ ngác, thẩn thờ với bao
điều cũ
mới, đang ao ước được gặp gỡ, nói cười với một người bạn thuở trong đầu còn
chưa bị những lo toan cuộc đời làm trái tim nặng trĩu thì bất chợt, tôi nghe ai đó
gọi tên mình:
-
Chi Lam. Phải chị Hồng
Lam đó không?
Tôi
giật mình xoay người lại theo hướng gọi của một âm thanh reo mừng sau lưng, một
khuôn mặt thật quen hiện ra. Tôi cố nhớ lại tên của người đã chào đón tôi bằng
âm điệu nồng nàn vừa rồi, ký ức hiện về….Tôi kêu lên:
-
Thuận! Thuận phải
hả?
-
Em Thuận đây. Trông chị
vẫn như xưa.
-
Còn em trông chững chạc
hơn nhiều rồi đó
Tôi vừa hỏi vừa chăm chăm nhìn cô Thuận , cô giáo
Toán, người bạn đồng nghiệp trong năm năm theo nghề dạy học của tôi. Thuận vẫn
giữ được nét thanh tú ngày nào: đôi mắt đen dài, hai cánh mũi nhỏ xinh xinh,
đôi môi hồng duyên dáng nổi bật với nét viền môi đen đen. Tôi nhìn vào đôi mắt
sáng long lanh tự tin ngày nào giờ lại nhuộm một màu xa xăm sâu thẩm. Tôi hỏi:
-
Sao? Được mấy cháu rồi?
Thuận
cười, một nụ cười gượng gạo khoe hàm răng vẫn trắng đều tăm tắp, đôi mắt trĩu
nặng nhìn tôi nói:
-
Chị Lam, em cố tìm chị
bao nhiêu năm nay nhưng chị lặn đâu mất biệt, ai cũng tưởng anh chị đã định đi
cư nước ngoài.
-
Chị chỉ dọn nhà ra Sài
gòn ở thôi, chị nghĩ mình là người bỏ cuộc nên cũng không giữ liên lạc với bạn
bè đồng nghiệp. Thôi nói chuyện của em đi
Hai
chị em đưa nhau đến một ghế đá dưới gốc cây phượng già ngồi. Tôi bồi hồi nhớ
lại cảm giác ngày nào cả bọn con gái chúng tôi tụ tập tỉ tê cũng dưới gốc cây
này. Gốc phượng chứng kiến bảy năm tôi là học sinh và năm năm tôi đứng trên bục
giảng. Với ngôi trường này, tôi vừa là trò vừa là cô giáo nhưng thời gian đi dạy ở
đây không ghi lại trong tôi dấu ấn nào, chỉ có thời đi học là còn ở lại mãi
trong tôi.
Buông
ký ức đang ào ạt quay về làm tôi choáng ngộp, quay lại mĩm cười với Thuận, tôi
hỏi:
- Sao chuyện
chồng con thế nào, Thầy Hưng có khoẻ không?
Đáp
lại câu hỏi của tôi là đôi mắt đen chợt tối sầm lại. Tôi bối rối hỏi tiếp:
-
Có chuyện không vui à?
Ký
ức lại trở về. Tôi nhớ ngày ấy Thuận mới ra trường, là một giáo sinh thực tập môn
Toán. Thuận ngày ấy mới về trường tươi mát như một bông hoa mới nở còn đọng
sương mai khiến bao thầy giáo trong trường ngẩn ngơ. Trong trường tôi
lúc đó cũng có vài thầy giáo độc thân, trong đó có thầy Hưng, người được đánh
giá là một nhân tố tích cực và đầy tiềm năng. Ngòai chuyện tham gia những hoạt
động của trường một cách nhiệt tình sôi nổi, thầy còn là một cây văn nghệ, có
thể vừa đệm đàn guitar vừa hát những bài tình ca vô cùng ấm áp. Hình ảnh ấy
đã làm bao trái tim của những cô nữ sinh
mới lớn và các cô giáo trẻ còn độc thân say đắm, trong đó có cô Thuận.
Nhà thầy Hưng ở gần nhà tôi, không biết có phải vậy không mà cô Thuận tự nhiên
quý mến tôi và hay đến nhà tôi chơi dù hai người khác tổ chuyên môn và cũng không
có cái chung.
Lúc ấy lớp tôi chủ nhiệm có một cô bé tên Bạch Nga
rất xinh đẹp. Ba Bạch Nga mới mất đã để lại cho hai mẹ con Bạch Nga một tài sản
kếch sù. Mẹ Bạch Nga chỉ mong chọn được một anh rề quý để phụ bà cai quản gia
sản trên. Tôi có đi đám tang ngày ba Nga mất và khá thân với mẹ cô bé. Một lần
mẹ Bạch Nga nhờ tôi mời thầy Hưng tới dạy phụ đạo cho Nga môn Lý với tiền bồi
dưỡng rất hậu hĩ. Rồi lại có một hôm khác, thầy Hưng đến mời tôi đi uống cà phê
để hỏi ý kiến:
- Chị Lam nghĩ sao nếu tôi kết hôn với bé Nga.
- Trời, có chuyện đó nữa hả? Ai đốn ai ngã vậy? Tôi
kinh ngạc hỏi lại.
- Thôi chị đừng giỡn mà. Hưng năn nĩ tôi và xuống giọng
tâm sự tiếp: “ Nga bảo là Nga yêu tôi. Má Nga rất ủng hộ chuyện này. Bà nói sau
đám cưới bà sẽ giao cho tôi cai quản một số cơ sở của gia đình..."
- Vấn đề là ông có yêu nó không? Tôi hỏi ngang, giọng đầy nghi
ngờ:
- Thực tình thì nó là một cô gái mới lớn rất đẹp và
giàu …
- Và điều đó chi phối quyết định của ông chứ không phải
tình yêu?
- Nó rất giàu. Hưng nhấn giọng nói gọn. Lấy nó tôi có
thể thay đổi vận mệnh của bản thân và của cả gia đình mình.
- Và đánh mất bản thân ông!
Tôi ngắt ngang lời Hưng một lần nữa và anh cúi đầu nhìn xuống đất
như đang muốn đóng đinh quyết định của mình xuống nền nhà. Biết anh không muốn
hay không thể trả lời, tôi hỏi theo hướng khác :
- Ông có
quan tâm tới cô Thuận không?
- Có. Thuận cũng rất yêu tôi . Thuận xinh đẹp, trưởng
thành, chín chắn, đảm đang.
- Nhưng Thuận nghèo và phải nuôi một bố già nằm liệt giường,
ông chưa sẵn lòng chia sẻ gánh nặng này?
Hưng im lặng một lúc rồi hạ giọng :
- Chi Lam kết tội tôi à?
- Không. Tôi hiểu ông. Ông yêu Thuận nhưng tình yêu của
ông chưa đủ lớn để bù đắp khát vọng sớm
đổi đời của ông. Tôi hiểu những năm tháng khốn khó đã khiến ông lưỡng lự, không
đủ can đảm dứt bỏ một tài sản kếch sù mà ông dễ dàng có được. Lấy Thuận thì khả
năng đổi đời của ông sẽ xa vời khi cả hai đều đi dạy.
- Tôi hi vọng chị không kết tội tôi. Có khi tôi oán số phận, bố
Thuận nằm mãi mà không chịu đi làm cho Thuận cực khổ quá, tốn kém mà lại
bó chân bó tay, muốn dạy để kiếm tiền thêm cũng không có thời gian…
- Trời kêu ai nấy dạ. Đâu phải ông lão muốn vậy đâu.
Tội thì ông nên tội cho cả hai. À còn vụ con Nga, chắc ông phải chờ cô bé ra trường mới cưới chứ hả?
- Có lẽ phải như vậy. Có điều bây giờ mẹ Nga muốn đám
hỏi trước.
- Nếu lòng ông còn phân vân thì ông đừng làm đám hỏi,
phòng khi ông suy nghĩ lại thì tội nghiệp con gái người ta, nó cũng là học trò
lớp tôi chủ nhiệm đó.
- Có lẽ tôi sẽ suy nghĩ thêm.
Sau đó vài ngày thì Thuận đến nhà tôi khóc nức nở.
Hình như Hưng đã nói ý định cưới Nga cho Thuận biết. Tôi an ủi cô nàng:
- Thôi em cố quên Hưng đi. Rồi em sẽ tìm được một người
tốt hơn người không dám sống cho tình yêu của mình. Nếu Hưng lấy em, Hưng sẽ cứ
nuối tiếc tài sản của cô vợ hụt và hai người cũng khó lòng mà hạnh phúc được.
- Nhưng em thực sự yêu Hưng.
- Lấy Hưng chưa
hẳn là hay, mất Hưng chưa chắc là dở.Tôi cố an ủi Thuận.
Một hôm tôi đang ngồi soạn bài thì có một bé trai hớt
ha hớt hải chạy đến gọi tôi ơi ới từ ngoài cổng:
-
Cô Lam ơi cô Lam, cô
đến nhà chị Nga mau lên. Chị Nga tự tử rồi.
-
Cái gì?
-
Chị Nga tự tử gần chết
rồi. Má chị Nga sai em tới mời cô đến ngay. Thằng bé hổn hển nói.
Tôi không cần hỏi thêm câu nào nữa mà ba chân bốn
cẳng chạy tới nhà Nga. Từ ngày ba Nga mất, má Nga coi tôi như người tin cẩn
nhất vì con gái bà nghe lời tôi, vì tôi thân với thầy Hưng. Bà nói con bé thần
tượng tôi.
Khi tôi đến thì Nga đang hôn mê sâu, mạch rất yếu.
Không biết con bé đã uống bao nhiêu viên thuốc ngủ . Tôi và mẹ Nga vội đưa nó
đi bệnh viện. Bác sĩ nói đã quá trễ để sút ruột nên chỉ cho truyền dịch. Bác sĩ
nói hi vọng với tuổi trẻ con bé sẽ đủ sức vượt qua nguy hiểm.
Miên man hai ngày đêm thì cô bé tỉnh
dậy. Cũng may, có lẽ số thuốc ngủ chưa đủ để đưa cô bé vào giấc ngủ thiên thu.
Khi cô bé tỉnh dậy và có thể nói chuyện
được, tôi hỏi:
-
Sao dại vậy em?
-
Em buồn lắm cô. Em muốn
chết cho rồi. Thầy Hưng nói thầy sẽ không lấy em nữa. Thầy nói là thầy không
thể lấy em được. Em không phù hợp với Thầy.
Cô bé nghẹn ngào nói, nước mắt đầm đìa
đôi má mịn màn xanh mướt, đôi môi hình trái ấu trắng nhách. Tôi vừa vuốt tóc cô
bé vừa hỏi:
-
Sao tự nhiên không lấy
nữa. Có chuyện gì kể cô nghe coi?
Nức nở, cô thổn thức :
-
Em không biết. Cô hỏi thầy
Hưng đi.
Tôi hoang mang. Hôm trước Hưng nói là mình đã
quyết định cưới Nga rồi mà. Chắc tôi phải ghé nhà Hưng hỏi chuyện mới được còn
bây giờ chuyện quan trọng là thì làm cho cô nàng tỉnh trí trước đã. Tôi nói tỉnh rụi:
-
Không lấy thầy Hưng thì
lấy người khác. Biết đâu sau này em lấy được người khác còn tốt hơn thầy Hưng nhiều
nhiều lần.
-
Em không cần ai hết. Em
chỉ muốn lấy thầy thôi. Cô bé quả quyết.
-
Nhưng nếu em chết rồi
thì làm sao lấy thầy được. Khi đó Thầy cũng sẽ lấy người khác. Mà em không nghĩ
đến má em sao. Bây giờ má chỉ còn có một mình em thôi đó.
Cô bé nín thinh không trả lời. Đầu óc
lừ đừ rả rời vì thuốc làm cho cơn đau tình ái nguôi ngoai. Tôi có cảm tưởng là
cô bé đã phần nào tỉnh ngộ. Khi rời bệnh viện tôi đến thẳng nhà thầy Hưng.
-
Trời ơi, ông làm gì mà
con bé Nga nó tự tử vậy.
-
Thật không?
-
Ông vào bệnh viện mà
xem.
-
Trời, tôi phải vô thăm
nó ngay mới được.
Thầy Hưng quơ nhanh cái nón dợm chân bước ra
cửa. Tôi định quay trở lại bệnh viện với Hưng nhưng chợt nghĩ lại, tôi nói:
-
Thôi ông làm ơn kể sự
thể cho tôi nghe trước đi để tôi xem ông có nên vô thăm nó không đã. Hưng tần
ngần một chút rồi ngồi xuống bắt đầu kể:
-
Tôi không trả lời má
Nga là tôi sẽ lấy Nga nhưng sau đó tôi có mua quà cho Nga coi như một lời đáp
trả. Quan hệ giữa chúng tôi thân hơn và dĩ nhiên tôi đến nhà Nga chơi cũng
thường hơn nên tôi mới biết Nga là một cô gái không chịu nổi.
- “Không chịu nổi !”. Ý ông là sao?
Hưng đăm chiêu :
- Nga là một cô gái nhà giàu xinh đẹp, đỏng đảnh. Chỉ
vậy thôi.
- Ý ông nói nó rỗng tuếch và kênh kiệu chứ gì?
- Thì chị biết rồi.
- Nhưng mà điều này ông cũng biết từ trước rồi. Ông
cũng phải châm chước là nó mới mười bảy tuổi, thời gian sẽ giúp nó trưởng thành
hơn.
- Không thể chịu được. Khi biết tôi đồng ý kết hôn thì
Nga bắt đầu uy quyền yêu sách với tôi. Với cái ngử con gái ngồi một chổ lớn
tiếng sai biểu cha, mẹ, chồng con là chướng tai gai mắt lắm, tôi không chịu nổi.
Đã vậy má Nga lại muốn tôi ở rể.
- Thì nó là con gái một, lại là con gái nhà giàu nữa,
nó cũng chưa đủ lớn để hoàn thiện bản thân. Ông có cố chấp quá không?
- Có lẽ tôi có tính gia trưởng. Tôi biết đàn ông nhà
tôi có tính gia trưởng không bỏ được. Với tôi đàn bà như thế là vứt đi.
Tôi không góp ý nữa mà nhìn ra chỗ khác suy nghĩ. Tôi
hiểu Hưng lớn lên ở một làng quê miền
Trung nghèo khổ, nơi có tiếng là “ cá ăn đá, gà ăn muối”. Ở nơi đó, anh em Hưng
đã bữa đói bữa no. Cha Hưng đã bị bạo bệnh mà chết vì không tiền thuốc men. Từ
đó Hưng muốn đổi đời nhanh chóng bằng mọi cách, lấy con gái nhà giàu là cách làm
giàu nhanh và an toàn nhất . Có điều Hưng muốn nhiều quá, vừa muốn ôm của người
ta vừa muốn làm cha người ta nên anh không
thể chấp nhận cái thói đỏng đảnh con nhà giàu của cô bé Nga. Với Hưng, đã là
đàn bà con gái thì phải công dung ngôn hạnh để hầu chồng và lo cho con cái bất kể
cô xuất thân từ đâu. Tận sâu trong đáy lòng, tôi cho Nga đã may mắn khi bị Hưng từ chối cuộc hôn nhân này.
Thấy tôi im lặng, Hưng đứng dậy nói:
- Thôi tôi đi thăm bé Nga đây.
- Khoan đã. Nó đã tỉnh dậy rồi và bảo đảm sẽ không nghĩ
đến tự vẫn nữa đâu. Nếu ông đã quyết định không lấy nó thì thôi đừng gặp nó
nữa. Gặp nó ông sẽ nói gì với nó? Trừ
khi ông suy nghĩ lại và quyết định cưới nó.
Hưng đứng tần ngần một chút rồi ngồi xuống. Tôi hiểu
diễn biến trong đầu anh nên đề nghị:
- Thôi, để tôi nói chuyện với mẹ con bé Nga dùm cho.
Sau khi từ bệnh viện về thì bé Nga chuyển trường.
Thầy Hưng cũng khổ sở vì mang tiếng
quan hệ lăng nhăng khiến học trò phải tự tử, mất thi đua năm đó. Để bịt
mồm dư luận, thầy cưới cô Thuận ngay mùa hè năm đó. Nhà trường đứng ra tổ
chức đám cưới giúp đôi vợ chồng trẻ. Hôm đó cô Thuận trông thật là xinh tươi và mãn nguyện. Thầy Hưng
thoáng nét đăm chiêu!
Rồi tôi nghỉ dạy và dời nhà ra quận ba ở cho tiện
việc đi làm và cho con gái tôi tiện việc đi học. Ở môi trường mới, tôi vô cùng
bận rộn và quên mất chuyện thầy Hưng, cô Thuận và bé Nga. Tiếng Thuận lôi tôi
về hiện tại :
- Chị có dự đám cưới em mà. Em bây giờ có hai nhóc rồi.
Thằng lớn còn học cấp ba. Con gái nhỏ mới bốn tuổi thôi.
- Nghe có vẻ lý tưởng quá rồi, có đủ nếp đủ tẻ nhưng sao em có vẻ không
vui.
Lặng câm một chút rồi Thuận nói:
Lặng câm một chút rồi Thuận nói:
- Em sống với anh Hưng không vui.
Em cứ nhớ lời chị nói “ Lấy Hưng chưa chắc đã là hay. Mất Hưng chưa chắc đã là
dở”. Hồi đó lấy được anh Hưng em mãn nguyện lắm. Em thấy em là người con gái
sung sướng nhất đời vì lấy được người mình yêu, một người dạy giỏi hát hay,
không rượu chè, không hút sách, không cờ bạc.
-
Thì thầy Hưng đúng là
như vậy mà.
Không trả lời tôi, Thuận mơ màng nói:
- Chị đã nhắc nhở em câu đó, sao chị không nhắc thêm là những cái
tài hoa của anh Hưng thường là dành cho xã hôi, không phải cho vợ con. Khi lấy
anh Hưng rồi, em không hạnh phúc được bao nhiêu ngày. Tính anh rất gia trưởng.
Cùng đi dạy nhưng khi về nhà một mình em phải cơm nước, con cái, hầu hạ chồng
và mẹ chồng. Khi con cái đau ốm thì anh rầy la
em chăm con không chu đáo. Khi túng thiếu thì anh nuối tiếc tài sản của
cô vợ hụt mà đay nghiến em. Chị biết không bé Nga tự tử vì không lấy được anh Hưng
còn em muốn chết vì lấy được anh. Được
và mất thật khó lường chị ạ.
-
Sao lại nghĩ tới chết ở
đây?.
-
Thì đau khổ quá nên em
nói vậy thôi. Em là cô giáo lại có con nên em sẽ không bao giờ làm như vậy. Em
đã nghĩ tới chuyện chờ đến khi con khôn lớn thì sẽ ly hôn nhưng ngày đó cũng sẽ
không bao giờ đến được.
-
“ Sẽ không bao giờ đến
được ?”. Tại sao?
-
Vì bây giờ anh Hưng sẽ
mãi mãi nằm liệt một chỗ và em không bao giờ có cơ hội thoát khỏi con người
này. Cô Thuận ngậm ngùi nói:
-
Mãi mãi nằm một chỗ ?
-
Giao thừa ba năm trước
đây ảnh nhậu sai rồi nhiếc móc em. Ảnh nói vì lấy em cho nên ảnh ngóc đầu không
lên. Em trả lời lại là bây giờ chia tay cũng không muộn. Ảnh rượt đánh em rồi
trượt cầu thang té, bị chấn thương cột sống cổ phải nằm một chổ.
-
Trời!
Tôi kêu trời thảng thốt. Tiếng kêu của tôi
không biết nên dành cho Hưng hay cho Thuận.
Thuận vẫn nói như mơ:
-
Ảnh liệt tay chân nhưng
cái miệng không liệt.
-
Chị không hiểu. Hưng
vẫn không hối hận vì đã đối xử tệ với em à?
-
Làm gì được như vậy
chị. Ảnh còn mắng nhiếc em nhiều hơn vì cho là tại em mà ảnh nghèo, rồi tại em
chạy mà ảnh té nên bị liệt.
Tôi không nén được tiếng thở dài. Tôi
thương Thuận xót xa. Ai biết được một cô gái xinh đẹp như vậy lại bất hạnh đến
như thế. Ai biết được ngày Thuận được lên xe hoa là ngày tàn của đời Thuận.
Phải chi ngày xưa Thuận đừng bao giờ lấy được người mình từng yêu. Được mất
thật khó lường!
Theo yêu cầu của Thuận tôi không đến
thăm Hưng. Thuận bảo nếu Hưng gặp tôi, Hưng sẽ nhớ tới tài sản của bé Nga mà
mình bị vuột mất và sẽ đay nghiến Thuận thêm nhiều nữa. Tôi tin lời Thuận.
Chia tay với Thuận rồi, tôi thẩn thờ
chua xót cho cô. Đau khổ nhất là tôi không biết làm sao để giúp được cô. Lòng thầm mong
Hưng sớm ra đi để giải thoát cho bản thân mình và cho cả Thuận. Tôi nói ý này
ra và bị một số người kết án tôi nhẫn tâm nguyền rủa một người bạn vẫn đang sống còn.
Trong
một chuyến đi công tác ở Anh về tôi gặp lại bé Nga ở phi trường. Giờ Nga xinh
đẹp hơn xưa bội phần. Cô bé Nga ngày xưa đau khổ vật vờ vì yêu nay đã trở thành
một phu nhân bác sĩ thành đạt, giàu có,
hạnh phúc. Nga đã lấy chính anh bác sĩ thực tập chăm sóc Nga vào cái lần cô
thất vọng vì yêu. Có điều sau lần thất bại với Hưng Nga trưởng thành hẳn ra,
biết tự sửa mình để giữ người yêu và để giữ chồng. Nga cười tươi như hoa hồ hởi
kể :
-
Nhờ thầy Hưng bỏ em mà
em lấy được anh Thành. Hai đứa em sống rất hạnh phúc. Em không có cảm giác ngăn
cách với anh Thành như với thầy Hưng. Có khi em còn thầm cám ơn thầy Hưng đã
tạo cơ hội cho em gặp anh Thành.
Nhìn Nga phơi phới, tràn trề hạnh phúc, tôi cám cảnh
cho Thuận. Có lẽ khi sinh ra mỗi người đã mang một số phận.
- Cô mừng cho em trưởng thành và hạnh phúc.
- Dạ, em cứ nhớ ngày xưa cô nói là được mất khó lường.
Ngày xưa em tưởng em mất tất cả nhưng ngay vào thời điểm đó em lại được tất cả.
Một bài học để trưởng thành và một cơ hội dể em có được tấm chồng tuyệt vời hơn
mơ ước.
Vài tuần trước tôi về quê chiụ tang cha, lúc quay về quá cảnh hơn ba giờ ở Taiwan tôi gặp Thuận, cô cũng đang quá cảnh để sang Mỹ thăm vợ chồng con trai. Gặp cô ở đây tôi mừng quá, linh cảm là cô đã thoát khỏi hoàn cảnh éo le ngày nào từ mười mấy năm trước. Hai chị em ngồi xuống hàng ghế đợi mà chia sẻ với nhau bao biến cố của đời mình. Thuận nói:
- Em bây giờ cũng khoẻ rồi. Mới xin nghỉ hưu non. Thằng lớn của em săn được học bổng sang Mỹ học rồi lấy vợ đẻ con, giờ em qua chăm cháu.
- Vậy còn con gái?
- Ơn trời con bé học cũng tốt, cũng lấy được học bổng và đang học ở Úc chị ạ.
- Vậy còn ông Hưng thì sao?
Nói tới Hưng Thuận khựng lại nhìn tôi hỏi ngược:
- Vậy chị không biết tin anh Hưng nhà em mất sao?
- Ô, chị ở xa quá nên không hay biết gì.
- Báo chí đăng tin tùm lum mà.
- Nhưng chồng em mất thì mắc gì báo chí phải đăng tin?
- Vì chính con gái em làm cho anh ấy đi sớm khi nó mới có năm tuổi.
- Trời! Lại có chuyện đó nữa sao? Bằng cách nào?
- Hôm đó con bé em hơi bị sốt nên không đi học , em để bé ở nhà với ba. Ở nhà ổng réo gọi sai biểu nó lấy nước, nó chậm chạp sao đó nên bị ổng cứ ra rả chưởi hoài, chịu không nổi nó đi lấy cái gối đè lên mặt ba nó cho ổng đừng có la nữa rồi bỏ đi chơi, khi em về lấy cái gối ra thì ổng đã ngộp thở chết.
- Rồi công an có đặt nghi vấn gì không?
- Theo giám định tử thi thì anh Hưng mất lúc em đang đứng lớp nên em không bị nghi ngờ gì. Báo chí có nêu lên nghi vấn vợ giết chồng hay con gái nhỏ vô ý làm tử vong cha bị bại liệt toàn thân. Bên nội thương cháu mà bỏ qua không khiếu nại gì, thậm chí bà nội còn đem con bé về quê không cho dự tang cha để khỏi ai xầm xì ảnh hưởng đến tâm lý của nó sau này Cả xóm lại sẵn lòng làm chung một tờ đơn xin miễn truy cứu tội của con bé vì ai cũng nêu lên tình trạng tra tấn tinh thần của ba nó từ bao nhiêu năm nay nên cuối cùng Toà cũng không ghi án con bé.
- Vậy khi bé lớn lên bé có bị chấn động tâm lý gì không?
- Dạ nó cũng mặc cảm nặng nề lắm chị, may nhờ em có quen với một thiền sư giỏi về trị liệu tâm lý, cho con bé theo Thầy thiền tập một thời gian thì bé cũng ổn.
Đoạn cuối của cuộc đời Thuận đã kết thúc một cách vừa nhẹ nhàng vừa dữ dội. Cô cho biết bây giờ cô nghe pháp mỗi ngày, ngồi thiền mỗi ngày nên tâm cũng bình an, cho quá khứ đi qua mà sống yên vui với hiện tại. Con gái cô thì cố học tập, không phải để kiếm công danh với đời mà để sau này phục vụ cộng đồng tốt hơn, hầu chuộc lại cái tội sát sanh vô tình khi còn bé dại, nhất là người bé giết hại lại chíng là cha đẻ của mình.
Vài tuần trước tôi về quê chiụ tang cha, lúc quay về quá cảnh hơn ba giờ ở Taiwan tôi gặp Thuận, cô cũng đang quá cảnh để sang Mỹ thăm vợ chồng con trai. Gặp cô ở đây tôi mừng quá, linh cảm là cô đã thoát khỏi hoàn cảnh éo le ngày nào từ mười mấy năm trước. Hai chị em ngồi xuống hàng ghế đợi mà chia sẻ với nhau bao biến cố của đời mình. Thuận nói:
- Em bây giờ cũng khoẻ rồi. Mới xin nghỉ hưu non. Thằng lớn của em săn được học bổng sang Mỹ học rồi lấy vợ đẻ con, giờ em qua chăm cháu.
- Vậy còn con gái?
- Ơn trời con bé học cũng tốt, cũng lấy được học bổng và đang học ở Úc chị ạ.
- Vậy còn ông Hưng thì sao?
Nói tới Hưng Thuận khựng lại nhìn tôi hỏi ngược:
- Vậy chị không biết tin anh Hưng nhà em mất sao?
- Ô, chị ở xa quá nên không hay biết gì.
- Báo chí đăng tin tùm lum mà.
- Nhưng chồng em mất thì mắc gì báo chí phải đăng tin?
- Vì chính con gái em làm cho anh ấy đi sớm khi nó mới có năm tuổi.
- Trời! Lại có chuyện đó nữa sao? Bằng cách nào?
- Hôm đó con bé em hơi bị sốt nên không đi học , em để bé ở nhà với ba. Ở nhà ổng réo gọi sai biểu nó lấy nước, nó chậm chạp sao đó nên bị ổng cứ ra rả chưởi hoài, chịu không nổi nó đi lấy cái gối đè lên mặt ba nó cho ổng đừng có la nữa rồi bỏ đi chơi, khi em về lấy cái gối ra thì ổng đã ngộp thở chết.
- Rồi công an có đặt nghi vấn gì không?
- Theo giám định tử thi thì anh Hưng mất lúc em đang đứng lớp nên em không bị nghi ngờ gì. Báo chí có nêu lên nghi vấn vợ giết chồng hay con gái nhỏ vô ý làm tử vong cha bị bại liệt toàn thân. Bên nội thương cháu mà bỏ qua không khiếu nại gì, thậm chí bà nội còn đem con bé về quê không cho dự tang cha để khỏi ai xầm xì ảnh hưởng đến tâm lý của nó sau này Cả xóm lại sẵn lòng làm chung một tờ đơn xin miễn truy cứu tội của con bé vì ai cũng nêu lên tình trạng tra tấn tinh thần của ba nó từ bao nhiêu năm nay nên cuối cùng Toà cũng không ghi án con bé.
- Vậy khi bé lớn lên bé có bị chấn động tâm lý gì không?
- Dạ nó cũng mặc cảm nặng nề lắm chị, may nhờ em có quen với một thiền sư giỏi về trị liệu tâm lý, cho con bé theo Thầy thiền tập một thời gian thì bé cũng ổn.
Đoạn cuối của cuộc đời Thuận đã kết thúc một cách vừa nhẹ nhàng vừa dữ dội. Cô cho biết bây giờ cô nghe pháp mỗi ngày, ngồi thiền mỗi ngày nên tâm cũng bình an, cho quá khứ đi qua mà sống yên vui với hiện tại. Con gái cô thì cố học tập, không phải để kiếm công danh với đời mà để sau này phục vụ cộng đồng tốt hơn, hầu chuộc lại cái tội sát sanh vô tình khi còn bé dại, nhất là người bé giết hại lại chíng là cha đẻ của mình.
Ngày 06/9/2005. Edit Jan 30, 2017
Văn Mỹ Lan
No comments:
Post a Comment